Men rạn trơn và ý nghĩa trong phong thủy
Là bài men nổi tiếng của làng nghề gốm Bát Tràng, do các nghệ nhân Bát Tràng nghiên cứu làm ra, cho đến ngày nay tất cả các tài liệu về lịch sử gốm cổ ở Việt Nam hay các sản phẩm gốm sứ cổ khai thác được đều xác nhận dòng men rạn xuất hiện đầu tiên tại Bát Tràng và chỉ được sản xuất tại làng gốm Bát Tràng từ cuối thế kỷ 16.
Lư hương vẽ rồng – men rạn trơn
I – LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Men rạn bắt đầu được sản xuất tại Bát Tràng từ cuối thế kỷ 16, cùng với men ngọc, men rạn rất được thị trường ưa chuộng.
Theo tài liệu hiện vật, gia đình Đỗ Phủ, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm còn để lại có ghi tên trên 12 tác phẩm gốm. Trong đó có 2 chiếc lư hương ghi: Đỗ Phủ và vợ Nguyễn Thị Bản, con trai Đỗ Xuân Vi, con dâu Lê Thị Ngọc, con gái Đỗ Thị Tuân. Nhiều đồ gốm có niên đại thấy lưu tên Đỗ Xuân Vi, với đặc điểm về tạo dáng, hoa văn và men cho phép so sánh xác định cho loại đồ gốm khác chưa rõ niên đại. Chẳng hạn, loại bông hoa nổi 12 cánh nhọn để mộc, có thể được làm ra từ một mẫu khuôn, đủ để nhận dạng tác phẩm do ông sản xuất.
Rồng trên lư hương – men rạn trơn
Với cặp chân đèn gốm men rạn ghi tên họ Đỗ Phủ, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm (hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia), thời gian chế tạo là niên hiệu Hoằng Định (1600-1618) đã cho phép khẳng định mốc sản phẩm men rạn đích thực được chế tạo khởi đầu tại lò gốm Bát Tràng.
Cảnh Lý Ngư Vọng Nguyệt trên nền men rạn trơn
Cho tới ngày nay, men rạn được các nghệ nhân Bát Tràng sử dụng rộng rãi trong hầu hết các sản phẩm, từ sứ gia dụng, xây dựng, đồ thờ cúng tâm linh hoặc đồ sứ trang trang trí,… các sản phẩm có thể đắp nổi, khắc chìm, hoặc không trang trí
Chim Công biểu tượng phú quý, hạnh phúc – men rạn trơn
II – ĐẶC TÍNH
Nguyên lý của loại men này là, lợi dụng độ co giữa men và xương gốm mà tạo ra những vết rạn với đủ các kích cỡ. Men được sản xuất với các nguyên liệu như: đá trường thạch, đá vôi,… nghiền nhỏ (80-90 tiếng) sau đó phủ lên toàn bộ bề mặt sản phẩm gốm rồi nung ở nhiệt độ khoảng 1100°C – 1200°C. Sau khi nung xong, sản phẩm gốm sứ được để nguội, và dùng một loại nước chiết suất từ củ nâu hoặc thuốc tím để bôi lên bề mặt của men, thuốc sẽ ngấm vào những khe rạn trên bề mặt men làm nổi lên những đường rạn rõ hơn, đẹp hơn. Men rạn có sắc ngà xám, các vết rạn chạy dọc và ngang chia ra nhiều hình tam giác, tứ giác, ngũ giác,…
Cận cảnh đuôi chim công phủ men rạn trơn
III – TRONG PHONG THỦY
Men rạn có mầu xám ngà hoặc xám lợt trong ngũ hành tượng trưng cho tính KIM, theo ngũ hành tương sinh tương khắc thì mầu men của sản phẩm sẽ dưỡng gia chủ mang mệnh THỦY và khắc gia chủ mang mệnh MỘC, với những gia chủ mang mệnh KIM, HỎA, THỔ là trung tính.
(Thông tin Phong Thủy chỉ mang tính chất tham khảo, giúp quý Khách hàng hiểu hơn về sản phẩm, không mang ý nghĩa quyết định cuộc sống hay hỗ trợ cuộc sống của quý Khách hàng)
Kính chúc quý khách An Khang - Thịnh Vượng, mọi thông tin xin vui lòng liên hệ.
GỐM SỨ PHÙNG GIA - TINH HOA BÁT TRÀNG
Hotline: 094.333.8989
Website: gomsuphunggia.vn hoặc dothophunggia.vn
Email: gomsuphunggia@gmail.com