Bat Huong Men Lam Trắng Vẽ Rồng Cỡ Ø27cm - Đồ thờ Phùng Gia
Bát Hương Men Lam Trắng Vẽ Rồng Cỡ Ø27cm
  • Bát Hương Men Lam Trắng Vẽ Rồng Cỡ Ø27cm
  • Bát Hương Men Lam Trắng Vẽ Rồng Cỡ Ø27cm
  • Bát Hương Men Lam Trắng Vẽ Rồng Cỡ Ø27cm
  • Bát Hương Men Lam Trắng Vẽ Rồng Cỡ Ø27cm
Mã sản phẩm : 0503008
Xuất xứ : Gốm Sứ Phùng Gia
Chất lượng : Loại I
Cảnh vẽ : Lưỡng Long Chầu Thái Cực
Mầu vẽ : Xanh lam
Loại men : Trắng

Giá bán không có chân kỷ kê bên dưới

Mọi thông tin có thể thay đổi mà không cần thông báo trước

1,930,000 VNĐ
Thêm vào giỏ hàng

Men Lam là loại men cổ xưa nhất tại làng nghề Bát Tràng, từ thế kỷ 14 men lam trắng đã được sử dụng rộng rãi tại các nhà lò trong làng nghề. Thợ Bát Tràng sử dụng men lam phủ bên ngoài đồ gốm, đồng thời với kỹ thuật dùng bút lông làm công cụ vẽ trên gốm tạo ra các sản phẩm đẹp, có tính thẩm mỹ cao

I – QUY CÁCH SẢN PHẨM

* Đường kính miệng : 27 cm
* Chiều cao bát hương : 24 cm
* Đường kính chân : 26 cm
* Trọng lượng : 5.5 kg

* Hàng sản xuất thủ công nên sai số thực tế có thể ± 10%

Gốm Sứ Phùng Gia có thể thay đổi mọi thông số mà không cần thông báo trước.

II – GIỚI THIỆU SẢN PHẨM

1 – Thế nào là men lam trắng

* Men Lam là loại men cổ xưa nhất tại làng nghề Bát Tràng, từ thế kỷ 14 men lam trắng đã được sử dụng rộng rãi tại các nhà lò trong làng nghề. Thợ Bát Tràng sử dụng men lam phủ bên ngoài đồ gốm đồng thời với kỹ thuật dùng bút lông làm công cụ vẽ trên gốm tạo ra các sản phẩm đẹp, có tính thẩm mỹ cao.

* Thế kỷ 17 là giai đoạn men lam kém phát triển tại Bát Tràng, tại thời kỳ này đang thịnh hành dòng men rạn, các sản phẩm hầu như sử dụng men rạn, nếu có thì cũng là kết hợp giữa men lam và men rạn để trang trí sản phẩm. Đến cuối thế kỷ 18, trong đỉnh cao về men rạn, có nhiều sản phẩm kết hợp trang trí giữa men lam và men rạn, lúc này men lam đang dần được khôi phục trở lại.

* Đến thế kỷ 19, men lam được trang trí trên lư, chóe, bình, lọ, lư hương, nậm rượu,… cho đến ngày nay dòng men lam cổ được sử dụng rộng rãi trong nhà lò với nhiều cách thể hiện khác nhau, giúp cho làng nghề Bát Tràng tồn tại mãi với thời gian.

2 – Bát hương men lam trắng

* Bát hương được dùng để cắm cây hương sau khi đã thắp, với người Việt, trong gia đình nhà nào cũng có ban thờ và trong ban thờ bát hương là thứ không thể thiếu được.

* Bát hương men lam trắng được làm từ đất có sương sứ trắng, tráng men trong suốt và sử dụng mực vẽ có mầu xanh lam

* Bát hương được nung trên 1200ºC, giúp sản phẩm kết tinh chặt và tiêu hủy hết tạp chất có trong đất

* Trên bát hương được vẽ 2 hình Rồng chầu vào mặt thái cực ở chính giữa bát hương, râu vểnh lên, bờm xuôi xuống, đầu rồng hơi cúi xuống nhưng mắt thì ngước lên nhìn thái cực thể hiện sự thần phục của sức mạnh trước tín ngưỡng tâm linh.

* Xung qoanh thái cực hào qoang tỏa sáng và đang bay trên mây, phía dưới chân bát hương là sóng thủy ba đang cuồn cuộn nổi lên trên.

* Để biết rõ hơn về dòng men lam trắng và ý nghĩa của mầu men trong phong thủy xin vui lòng xem tại bài viết “Men lam trắng và ý nghĩa trong phong thủy”

III – HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

* Bát hương sẽ là một vật vô tri, vô giác nếu chúng ta qoẳng vứt dưới đất, nhưng đã làm lễ đặt lên trên ban thờ thì bát hương là nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với cõi âm. Khi đó bát hương thờ là hình thức hội tụ tâm thức, giống như một sợi dây vô hình để khi gia chủ thắp hương. Chính vì vậy khi sử dụng bát hương để thắp hương, cũng cần phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định sau đây, mà quý vị cần chú ý.

* Nếu trên ban thờ chỉ sử dụng 1 bát hương thì bát hương đó là thờ chung cho tất cả các vị thần, thánh, gia tiên, bà cô ông mãnh,….

* Nếu có từ hai bát hương trở lên thì phải có sự phân chia riêng cấp bậc giữa các bát hương

* Với người dân vùng đồng bằng Bắc bộ và những cư dân gốc ở đây thường là đặt 3 bát hương trên đế Tam sơn cho một ban thờ. Ba bát hương này khi đứng từ ngoài nhìn vào thì: bà tổ cô bên trái, thổ công chính giữa và gia tiên bên phải, Trong đó bát hương thổ công bao giờ cũng to hơn 2 bát kia và đặt ở vị trí cao hơn (tay trái, tay phải theo người nhìn)

* Cần phải bốc bát hương đúng cách nếu không bát hương sẽ không linh

* Đầu tiên khi mua bát hương về cần phải rửa sạch bằng nước lã, sau đó rửa lần hai bằng cách đun nước gừng rồi pha loãng ra khoảng 40ºC để rửa sạch lần hai. Sau khi rửa sạch bát hương dùng khăn thấm hút ẩm và phơi khô chỗ thoáng gió, lưu ý nước rửa bát hương có thể vẩy chung qoanh nhà hoặc đổ ra sân, nên tránh đổ xuống cống

* Sau khi bát hương khô, sẽ được tiến hành bốc theo đúng nghi lễ để bát hương linh ứng 

* Quý vị có thể tham khảo thêm bài viết “Nên bốc bát hương ở nhà hay ở chùa?” hoặc bài viết “Tự bốc bát hương ở nhà như thế nào?” để biết thêm chi tiết.


Kính chúc quý khách An Khang - Thịnh Vượng, mọi thông tin xin vui lòng liên hệ.

GỐM SỨ PHÙNG GIA - TINH HOA BÁT TRÀNG

Hotline: 094.333.8989

Website: gomsuphunggia.vn hoặc dothophunggia.vn

Email: gomsuphunggia@gmail.com


Miền bắc
1. Showroom Cầu Giấy - Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 1, CC Đông Đô, Phố Nghĩa Đô, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội Điện thoại: 024.6686.3336 Hotline: 094.333.8989 Giờ mở cửa: Từ 9:00 đến 19:00 hàng ngày

2. Showroom Thanh Xuân - Hà Nội
Địa chỉ: 77 Nguyễn Xiển - Phường Hạ Đình, Quận Thânh Xuân, TP Hà Nội Điện thoại: 090.483.9595 Giờ làm việc: Từ 9:00 đến 19:00 hàng ngày.
3. Trụ sở và kho Bát Tràng
Địa chỉ: Thôn 1, Làng cổ Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội Điện thoại: 024.6686.3336 Hotline: 094.333.8989 Giờ mở cửa: Từ 8:00 đến 17:00 hàng ngày