Tìm hiểu những ngôi chùa nổi tiếng đất Thăng Long Hà Nội (Phần 2)

Những ngôi chùa nổi tiếng đất Thăng Long Hà Nội (Phần 2)

4. Chùa Ngũ Xã:

Chùa Ngũ Xã có tên là Thần Quang Tự, được xây dựng từ thế kỷ 18 thời hậu lê (1428-1788). Xưa chùa thuộc thôn Ngũ Xã, là một bán đảo bên hồ Trúc Bạch, có nghề đúc đồng nổi tiếng thuộc tổng Thuận Thành, huyện Vĩnh Thuận, thành Thăng Long. Nay là số nhà 44 phố Ngũ Xã, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội.

 

 

Cổng chính vào chùa Ngũ Xã nhìn từ bên ngoài và bên trong

 

Chùa Ngũ Xã, ngoài việc thờ Phật còn thờ nhà sư Nguyễn Minh Không, tục truyền là tổ nghề đúc đồng. Ở đây chỉ có một pho tượng Di Đà rất lớn, mới được đúc năm 1952. Việc đắp cốt được khởi công vào ngày Phật Đản (tức ngày 8 tháng 4 âm lịch) năm 1949. Đến cùng ngày này năm 1952 thì khánh thành. Tượng cao gần 4m, chu vi tượng đó tới 11,6m. Trọng lượng toàn pho tượng là 10 tấn đồng. Còn tòa sen gồm 76 cánh cũng đã dùng tới 1,6 tấn đồng. Tượng Di Đà của chùa Ngũ Xã là một kiệt tác của nghề đúc đồng thủ công ở Hà Nội.

 

Chùa được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa ngày 11/5/1993

 

Bên trong chính điện nơi thờ tượng Phật Di Đà, tượng được đúc bằng đồng và nặng trên 10 tấn

 

Chùa Ngũ Xã là một trong số ba ngôi chùa ở Hà Nội được xây dựng lại trong thập kỷ 40 và 50 bằng vật liệu mới (xi măng, sắt thép), nhưng vẫn giữ phong cách chùa cổ điển Việt Nam (hai ngôi chùa kìa là chùa Quán Sứ xây dựng lại vào năm 1942 và chùa Hưng Ký xây năm 1933).

 

Trọng lượng toàn pho tượng là 10 tấn đồng. Còn tòa sen gồm 76 cánh cũng đã dùng tới 1,6 tấn đồng. Tượng Di Đà của chùa Ngũ Xã là một kiệt tác của nghề đúc đồng thủ công ở Hà Nội.

 

5. Chùa Hòe Nhai:

Chùa Hòe Nhai tên chữ là Hồng Phúc tự, nay ở số 19 phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội. Đây là ngôi chùa cổ, tương truyền có từ đời nhà Lý, trải qua nhiều lần sửa chữa lớn vào các năm 1687, 1899 và 1952. Phía trước là nhà chính điện, phía sau là nhà tổ và tăng phòng, xung quanh là hành lang.

 

 

Chùa Hòe Nhai tên chữ là Hồng Phúc tự, nay ở số 19 phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội.

 

Trong chùa có một số bia đá, cổ hơn cả là bia dựng năm Chính Hòa 24 (1703) ghi rõ vị trí chùa ở phường Hòe Nhai, tại Đông Bộ Đầu tức Bến Đông. Chính nhờ bia này mà giới sử học ngày nay xác định được vị trí trận chiến thắng ngày 29/1/1258 của quân dân nhà Trần mà sử chép là chiến thắng Đông Bộ Đầu, đuổi quân nhà Nguyên, giải phóng kinh thành có vị trí ở khu vực gần chùa Hòe Nhai ngày nay.

 

 

 

Trong chùa có 36 pho tượng, cổ nhất là tượng Cửu Long (Thích Ca mới ra đời) và đặc sắc nhất là tượng một vị Phật ngồi trên lưng một ông vua nằm phục xuống. Chùa Hòe Nhai là “chốn tổ” của phái Tào Động, một trong hai phái lớn của Thiền Tông ở miền Bắc Việt Nam.

 

 

 

 

Năm 1962, Thành Hội Phật giáo Hà Nội đã dựng tại đây tháp Ấn Quang để kỷ niệm Hòa thượng Thích Quảng Đức tu tại chùa Ấn Quang Sài Gòn đã tự thiêu ngày 11/6/1963, để phản đối chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam. Chùa được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa ngày 21/1/1989.


Kính chúc quý khách An Khang - Thịnh Vượng, mọi thông tin xin vui lòng liên hệ.

GỐM SỨ PHÙNG GIA - TINH HOA BÁT TRÀNG

Hotline: 094.333.8989

Website: gomsuphunggia.vn hoặc dothophunggia.vn

Email: gomsuphunggia@gmail.com


Miền bắc
1. Showroom Cầu Giấy - Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 1, CC Đông Đô, Phố Nghĩa Đô, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội Điện thoại: 024.6686.3336 Hotline: 094.333.8989 Giờ mở cửa: Từ 9:00 đến 19:00 hàng ngày

2. Showroom Thanh Xuân - Hà Nội
Địa chỉ: 77 Nguyễn Xiển - Phường Hạ Đình, Quận Thânh Xuân, TP Hà Nội Điện thoại: 090.483.9595 Giờ làm việc: Từ 9:00 đến 19:00 hàng ngày.
3. Trụ sở và kho Bát Tràng
Địa chỉ: Thôn 1, Làng cổ Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội Điện thoại: 024.6686.3336 Hotline: 094.333.8989 Giờ mở cửa: Từ 8:00 đến 17:00 hàng ngày