Đĩa trang trí phong thủy khắc đắp nổi Rồng vẽ mầu Ø35cm - Phùng Gia
Đĩa trang trí phong thủy khắc đắp nổi Rồng vẽ mầu Ø35cm
  • Đĩa trang trí phong thủy khắc đắp nổi Rồng vẽ mầu Ø35cm
  • Đĩa trang trí phong thủy khắc đắp nổi Rồng vẽ mầu Ø35cm
Mã sản phẩm : 5622031
Xuất xứ : Gốm Sứ Phùng Gia
Chất lượng : Loại I
Cảnh vẽ : Rồng
Mầu vẽ : Nhiều mầu
Loại men : Men mầu bóng

- Giá bán chưa có hóa đơn VAT

- Sản phẩm được làm thủ công 100%

Đĩa sứ trang trí phong thuỷ phù hợp với bày trên giá kê hoặc treo, cũng có thể được gắn trực tiếp vào tường. Đĩa được trang trí nhiều hoa văn họa tiết sinh động nhưng các linh vật vẫn được sử dụng nhiều nhất trong tạo hình, bởi các hình ảnh đó mang nhiều ý nghĩa tốt trong Phong Thủy.

I – THÔNG SỐ KỸ THUẬT

1. Đường kính đĩa : 35 cm
2. Chiều cao đĩa : 07 cm
3. Trọng lượng : 03 kg

Ghi chú:

– Mọi thông tin trên có thể thay đổi mà không cần phải thông báo trước 

– Do hàng thủ công, nên thông tin trên có thể sai số ± 10%

 

II – Ý NGHĨA HÌNH ẢNH LINH VẬT TRONG PHONG THỦY

Tứ linh có nghĩa là 4 loài linh vật, chúng có mặt trong văn hóa của nhiều nước phương Đông, nhất là những nước ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Tứ linh bao gồm: Long, Ly (Lân hay Kì Lân), Quy, Phụng (Phượng). Tứ linh và tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai) có mặt phổ biến trong hội họa, điêu khắc dân gian, nhất là ở các đình chùa và thường đi chung với các đề tài hoa lá, mây nước…

Long, Lân, Quy, Phụng được dân gian bắt nguồn từ bốn linh thần: Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Chúng được người xưa tạo ra từ bốn chòm sao cùng tên ở bốn phương trời. Chúng mang bên mình bốn nguyên tố tạo thành trời đất theo quan niệm của người xưa (lửa, nước, đất và gió).

 

1. Linh vật uy quyền – LONG

Long (Rồng) đứng đầu Tứ linh vì có sức mạnh, trí tuệ và quyền uy bậc nhất, đây là sinh vật tổng hợp sức mạnh của những con vật khác như rắn, hổ, chim ưng, sư tử, hươu,… Trải qua bao đời, các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ ở các nước phương Đông đã dần tạo cho Rồng trở thành biểu tượng cao quý và sức sống vĩnh hằng.

Trong văn hóa Việt Nam, Rồng có vị trí đặc biệt trong văn hóa và tín ngưỡng, Rồng là tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng Thiên Tử. Dân tộc ta có truyền thuyết về Rồng từ rất sớm bởi nó gắn liền với mây, mưa, với việc trồng lúa nước, với sự tích “Con Rồng Cháu Tiên”… Hình ảnh Rồng đã dần dần ǎn sâu vào tâm thức của người Việt.

 

2. Linh vật nhân từ – LÂN

Dù cho Lân được mô tả như có sừng của loài Nai, tai Chó, trán Lạc Đà, mắt Quỷ, mũi Sư Tử, miệng rộng, có thân Ngựa, chân Hươu, đuôi Bò… nhưng linh vật này rất hiền lành theo quan niệm dân gian ta. Lân là linh vật báo hiệu điềm lành, là biểu tượng cho sự nguy nga tráng lệ, sự trường thọ và niềm hạnh phúc lớn lao. Kỳ lân mang trong mình tất cả những phẩm chất đặc trưng của một con vật nhân từ, theo truyền thuyết, khi di chuyển, Lân luôn tránh giẫm lên các loại côn trùng hay cỏ mềm dưới chân mình.

Loài Lân không bao giờ ăn thịt hay làm hại bất cứ con vật nào, đặc biệt nó không bao giờ uống nước bẩn, nó chỉ ăn cỏ, nên có tên gọi khác là Nhân thú. Kỳ Lân có tính linh, khi có vua chúa, thánh nhân xuất thế cứu đời thì nó sẽ xuất hiện báo trước điềm lành, sắp có thái bình thịnh vượng.

Lân theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tượng trưng cho sự thái bình, yên ổn. Lân cũng tượng trưng cho lộc phúc, may mắn, thịnh vượng. Chúng có dung mạo kỳ dị, là hình tượng nghệ thuật được thêu dệt từ trí tưởng tượng của người xưa nhưng đồng thời ẩn chứa trong đó một sức mạnh tâm linh to lớn. Lân thường được thấy với tư cách đội tòa sen làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ Pháp. Nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà.

 

3. Linh vật trường tồn – QUY

Về mặt sinh học, Quy (Rùa) là loài bò sát lưỡng cư có tuổi thọ cao và thân hình chắc chắn. Quy có thể nhịn ăn uống mà vẫn sống trong một thời gian dài, Quy không ăn nhiều, nhịn ăn tốt nên được coi là một con vật thanh cao, thoát tục. Trên bàn thờ ở các đền chùa, miếu mạo, chúng ta thường thấy Rùa đội Hạc, Rùa đi với Hạc trong bộ đỉnh thơm ngát và thanh tịnh.

Quy đã xuất hiện trong truyện cổ tích từ thời An Dương Vương. Trong tạo hình, người ta bắt đầu thấy Quy từ năm 1126 trong tư cách đội bia ở chùa Linh Ứng, Thanh Hóa, từ đó tồn tại thường xuyên dưới hình thức đội bia; đến tận thế kỷ 15 mới thấy đội hạc. Quy là vật hợp bởi có cả âm lẫn dương: Bụng phẳng tượng trưng cho đất (âm), mai khum tượng trưng cho trời (dương). Hình tượng Rùa đội bia tượng trưng cho hạnh phúc, phát triển và sự chịu đựng.

Quy là cao quý, nhiều khi nó là chủ nguồn nước (Rùa phun nước thiêng), là một linh vật của đất Phật. Là linh vật tốt lành mang ý nghĩa trường thọ, có khả năng chiêu tài hóa sát, trấn trạch, rất lợi về tài lộc, bền vững và thịnh vượng lâu dài. Quy tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt.

 

4. Linh vật bất tử – PHỤNG

Nhắc đến sự bất tử và tái sinh, người ta không thể không nhắc đến 1 loài chim chỉ có trong truyền thuyết đó là chim Phụng (Phượng Hoàng). Phượng Hoàng là sự kết hợp các đặc điểm xinh đẹp nhất của nhiều giống chim: đầu gà, chiếc cổ cao của chim hạc, và bộ đuôi thướt tha rực rỡ của loài công. Phụng (Phượng) là tên con trống, con mái gọi là Loan. Phụng có mỏ diều hâu dài, tóc trĩ, vẩy cá chép, móng chim ưng, đuôi công…

Các bộ phận của Phụng đều có ý nghĩa của nó: Đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất. Như vậy nó tượng trưng cho bầu trời, khi nó bay hoặc múa (phụng vũ) là tượng trưng cho sự hoạt động của vũ trụ.

Vì thế phụng là hình tượng của thánh nhân, của hạnh phúc. Nếu rồng có yếu tố dương, tượng trưng cho vua chúa thì phụng lại có yếu tố âm nên tượng trưng cho hoàng hậu.

Phụng còn được biết đến là một linh vật bất tử, vòng đời của chúng không bao giờ kết thúc. Khi bị thương nặng hoặc cảm thấy mình quá già yếu (không dưới 500 tuổi), Phụng sẽ tự xây một cái tổ bằng lông của mình, rồi tự thiêu bằng chính nguồn nhiệt của bản thân. Từ trong đám tro tàn, nó sẽ tái sinh dưới hình dạng một chú chim non. Với khả năng tái sinh này mà Phụng là biểu tượng của cả sự sống và cái chết. Vì thiêng liêng cao quý nên loài chim này thường sống trên những ngọn núi cao, xa xôi mà con người không thể vươn tới.

 

Chú ý. Thông tin Phong Thủy chỉ mang tính chất tham khảo, giúp quý Khách hàng hiểu hơn về sản phẩm, không mang ý nghĩa quyết định hay hỗ trợ cuộc sống của quý Khách hàng.

 


Kính chúc quý khách An Khang - Thịnh Vượng, mọi thông tin xin vui lòng liên hệ.

GỐM SỨ PHÙNG GIA - TINH HOA BÁT TRÀNG

Hotline: 094.333.8989

Website: gomsuphunggia.vn hoặc dothophunggia.vn

Email: gomsuphunggia@gmail.com


Miền bắc
1. Showroom Cầu Giấy - Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 1, CC Đông Đô, Phố Nghĩa Đô, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội Điện thoại: 024.6686.3336 Hotline: 094.333.8989 Giờ mở cửa: Từ 9:00 đến 19:00 hàng ngày

2. Showroom Thanh Xuân - Hà Nội
Địa chỉ: 77 Nguyễn Xiển - Phường Hạ Đình, Quận Thânh Xuân, TP Hà Nội Điện thoại: 090.483.9595 Giờ làm việc: Từ 9:00 đến 19:00 hàng ngày.
3. Trụ sở và kho Bát Tràng
Địa chỉ: Thôn 1, Làng cổ Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội Điện thoại: 024.6686.3336 Hotline: 094.333.8989 Giờ mở cửa: Từ 8:00 đến 17:00 hàng ngày