Cứ đến dịp tháng bảy Âm lịch hằng năm, dịp lễ Vu Lan báo hiếu, con cái tỏ lòng hiếu thuận đến cha mẹ. Tuy nhiên, nhiều người hay nhầm lễ Vu Lan với ngày Xá tội vong nhân.
Gốm sứ Phùng Gia xin trích lời nhà nghiên cứu Trịnh Sinh để giải thích sự khác biệt giữa ngày lễ Vu Lan và ngày Xá tội vong nhân như sau.
Đại lễ Vu Lan báo hiếu năm 2017 tại Thiền Viện Trúc Lâm Sùng Phúc, Gia Lâm, Hà Nội.
1. Ngày Xá tội vong nhân.
Theo tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam Tết Trung Nguyên là tết của dịp “Xá tội vong nhân” nơi âm phủ.
Người xưa cho rằng: Ngày rằm tháng bảy hàng năm thì mọi tội nhân cõi âm, trong đó có những vong linh của gia đình, họ tộc mình đang bị giam cầm nơi địa ngục được xá tội và ra khỏi âm phủ lên dương gian.
Bởi vậy, các gia đình ở dương gian làm cỗ bàn, vàng mã cúng gia tiên, cầu siêu độ trì cho họ.
Ngoài cúng gia tiên ngày “Xá tội vong nhân” mọi nhà còn bày lễ cúng chúng sinh ngoài sân, trước thềm nhà để cúng cô hồn, ma đói là những vong linh không nơi nương tựa.
Sáng 3/9, trời Hà Nội bất ngờ đổ cơn mưa lớn, hàng nghìn phật tử từ khắp nơi vẫn đổ về Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc (Gia Lâm, Hà Nội) dự đại lễ Vu Lan báo hiếu.
2. Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan.
Dưới góc độ nghiên cứu văn hóa, nhà nghiên cứu Trịnh Sinh cho biết, người Việt thường làm mâm cơm cúng dịp Rằm tháng bảy (“Xá tội vong nhân” hay “tháng cô hồn”) để các hồn ma được siêu thoát.
Còn ngày lễ Vu Lan là một phong tục tập quán tốt đẹp trong văn hóa Phật giáo. Ông nhấn mạnh: “Hai ngày này khác hẳn nhau về ý nghĩa, đừng nhầm lễ Vu Lan với ngày Xá tội vong nhân”.
Sau cơn mưa, trời lại nắng nóng. Toàn bộ sảnh đường các gian thờ đến khu vực sân bãi diễn ra đại lễ, phật tử đứng xếp kín.
Theo đó, lễ Vu Lan xuất phát từ điển tích Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ. Mục Kiền Liên là một trong mười đại đệ tử của Đức Phật, có mẹ là bà Thanh Đề.
Chuyện xưa kể rằng, sinh thời, mẹ của bồ tát Mục Kiền Liên làm nhiều điều ác, xúc phạm chư Tăng nên khi chết bị đày xuống địa ngục làm con ma đói.
9h15, các chư tôn đức tăng được mời ra làm lễ. Lễ Vu Lan thường được tổ chức từ ngày 10 đến 15/7 âm lịch, nhắc mỗi người nhớ đến ân tình của cha mẹ, tận tuỵ cả đời nuôi dạy con.
Bồ tát Mục Kiền Liên tìm cách cứu mẹ không được. Ông được đức Phật chỉ cách phải cúng chư Tăng vào dịp Rằm tháng bảy và nhờ phước lực của đông đảo mười phương chư Tăng chúng mới cứu được mẹ mình thoát khỏi đau khổ, hành hạ ở địa ngục.
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng nên theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.
Các chư đức tăng ni cùng toàn bộ chúng sinh cử hành lễ Văn tụng Vu lan.
Theo đó, vào dịp tháng bảy hằng năm, tín đồ Phật giáo tổ chức cúng, dâng phẩm vật lên Tam Bảo để cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ được siêu thoát. Đó là một hình thức để báo hiếu cho những người thân đã mất trong gia đình.
3. Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, lễ Vu Lan báo hiếu không chỉ là ngày dành cho các Phật tử đó còn là mùa báo ân, báo hiếu của tất cả những người con dành cho bố mẹ đã sinh thành và dưỡng dục mình. Ngoài ra, đây còn là dịp mọi người tìm về cội nguồn.
Ngày lễ Vu Lan, ai còn cha mẹ thì cài hoa đỏ, người nào cha mẹ đã mất thì cài hoa trắng.
Riêng các tu sĩ, người còn có cha mẹ rộng hơn, cao cả hơn, đó là tất cả chúng sinh. Vì thế cài bông hồng vàng để tỏ rõ lý tưởng cao quý này.
Theo giáo lý Phật dạy, việc tỏ lòng thành kính biết ơn đấng sinh thành của mỗi người có nhiều cách khác nhau.
Vào ngày này, các phật tử thường làm lễ cúng dường, lễ cầu siêu, làm phúc bố thí, phóng sinh để tích phước cầu an, cầu mong cho cha mẹ được tăng phúc tăng thọ, hóa giải nghiệp chướng…
Trong tiếng kinh Vu Lan, nhiều người không kìm được nước mắt khi nghe kể về ý nghĩa của nghi lễ hoa hồng cài áo
Với những ai may mắn được cài bông hồng đỏ trên ngực áo thì được nhắc nhở hãy cố gắng hết lòng vâng lời, hiếu kính, lễ phép với cha mẹ.
Còn người cài hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở không bao giờ quên ơn cha mẹ, đồng thời giữ nề nếp gia phong anh em hòa thuận.
“Em tham gia sinh hoạt tại thiền viện từ đầu hè, ngày lễ Vu Lan hôm nay em đã học thuộc các bài tụng kinh để cầu mong sức khỏe cho bố mẹ, người thân”, Lâm Thị Trà My (8 tuổi) chia sẻ.
Phong tục cài hoa hồng đỏ, hoa hồng trắng vào dịp Vu Lan là do Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng vào thập niên 60 của thế kỉ trước để tăng thêm ý nghĩa văn hóa cho lễ hội này, nhất là để con cái nhớ về cha mẹ dù còn hay mất.
Kính chúc quý khách An Khang - Thịnh Vượng, mọi thông tin xin vui lòng liên hệ.
GỐM SỨ PHÙNG GIA - TINH HOA BÁT TRÀNG
Hotline: 094.333.8989
Website: gomsuphunggia.vn hoặc dothophunggia.vn
Email: gomsuphunggia@gmail.com