Thế Nào Là Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên? - Đồ Thờ Phùng Gia

Thế Nào Là Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên?

 

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, phong tục thờ cúng tổ tiên hay còn gọi là Đạo Ông Bà là tục lệ thờ cúng những người đã chết, đặc biệt là tổ tiên của nhiều dân tộc Đông Nam Á, trong đó đặc biệt là phát triển trong văn hóa Việt và văn hóa Trung Hoa.

Đối với người Việt, nó gần như đã trở thành một thứ tôn giáo. Không gia đinh người Việt nào không có bàn thờ tổ tiên trong nhà.

 

Bàn thờ gia tiên thường được người Việt rất coi trọng, nó giống như thước đo đánh giá lòng thành kính của con cháu với ông bà tổ tiên vậy.

 

Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi trọng việc cúng giỗ vào ngày mất (còn gọi là “kỵ nhật”), thường được tính theo âm lịch (ngày ta).

Họ tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng. không chỉ ngày giỗ, việc cúng tổ tiên còn được thực hiện đều đặn vào các ngày mùng một (ngày sóc), ngày rằm (ngày vọng) và các dịp lễ tết. Những khi trong nhà có việc quan trọng như dựng vợ gả chồng, sinh con, làm nhà, thi cử… người việt cũng dâng hương, làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ hay để tạ ơn khi công việc thành công. Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khẩn cáo tiền nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao lưu giữa cõi âm và cõi dương.

 

Ở một số đạo khác với “đạo ông bà”, tục thờ cúng của họ còn cầu kỳ và phức tạp hơn rất nhiều

 

Tại Sao Có Tục Thờ Cúng Tổ Tiên?

 

Thờ ông bà là một bổn phận và nhiệm vụ trọng đại đặc thù của người Việt Nam. Trong quảng đại quần chúng xưa và nay, người ta thường nói “Đạo thờ ông bà” là tín ngưỡng sâu sắc, nhưng không là một tôn giáo. “Đạo” nói ở đây cần phải hiểu là đường lối.

Thờ ông bà là một trách nhiệm có tính cách luân lý, sự phát lộ tình cảm và lòng tin huyết thống được thể hiện trong môi trường gia tộc không có tính cách thần thánh hóa, đặc biệt là không có tu sở như là chùa hay nhà thờ và cũng không cần có người giảng thuyết làm gạch nối liền giữa đạo và đời. Thờ ông bà xuất phát từ tâm thành của người sống, thế hệ sau đối với người đã chết (thế hệ trước). Thờ thì phải có lễ và cúng bái, hành động biểu rõ lòng tôn kính và nhớ thương. Dân tộc Việt Nam chủ trương thờ ông bà là vì đã từ lâu hiểu rằng “cây có cội, nước có nguồn”, ai ai cũng tưởng nhớ đến nguồn gốc sinh thành ra mình.

 

…Những người theo thiên chúa giáo, tuy không lập bàn thờ tổ tiên những không phải là không thờ phụng tổ tiên…

 

Tinh thần “uống nước nhớ nguồn” là một trong những bài học đầu tiên về “học làm người”, mở đầu cho những bài giáo khoa luân lý và công dân giáo dục, được các học trò nhỏ đọc ra rả ở lớp vỡ lòng dưới các mái trường xưa:

“cây có gốc mới nở cành xanh ngọn.

Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu,

Người ta nguồn gốc từ đâu?

Có cha mẹ rồi sau có mình”

Tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra mình. Người con hiếu thảo phải biết ơn sinh thành của bố mẹ và đã hiếu với cha mẹ phải hiếu với ông bà tổ tiên, tức là nguồn gốc của mình. Khi ông bà, cha mẹ còn sống, con cháu phải phụng dưỡng, tuân theo các lời dạy bảo, cũng như thờ các tổ tiên về trước.

 

Con cháu thì thăm hỏi, khẩn cáo tiền nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao lưu giữa cõi âm và cõi dương – Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

 

Thờ cúng tổ tiên nghĩa là lập bàn thờ tại nhà và cúng bái trong những ngày sóc vọng giỗ tết. Người Việt ngoài tôn giáo của mình đều có thờ phụng tổ tiên , kể cả những người theo thiên chúa giáo. Thực ra thờ phụng tổ tiên không phải là tôn giáo do đó không thể gọi là đạo ông bà. Là một đạo phải có giáo chủ, giáo điều và việc hành đạo phải qua trung gian tu sĩ. Thờ phụng tổ tiên do lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với cha mẹ ông bà, cụ kỵ đã khuất.

“cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu,” con người phải có tổ tiên mới có thể có mình được. Bỏ tổ tiên không thờ phụng tức là quên nguồn gốc, huống chi ông bà đã là những người sinh dưỡng cha mẹ và cha mẹ là ngưỡi đã sinh dưỡng ra mình. Những người theo thiên chúa giáo, tuy không lập bàn thờ tổ tiên những không phải là không thờ phụng tổ tiên. Những ngày giỗ chạp họ vẫn làm cỗ và cầu nguyện cho người đã khuất và việc không có bàn thờ tổ tiên là việc chuyển đỗi bàn thờ tổ tiên thông qua bà thờ của chúa.

 

Đối với người Việt Nam, chết không có nghĩa là hết, thể xác tuy chết nhưng linh hồn thì bất diệt – Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

 

Qua việc thờ phụng tổ tiên tại Việt Nam, người khuất và người sống luôn luôn có một sự liên kết mật thiết. Sự thờ cúng chính là sự gặp gỡ của thế giới hữu hình và vũ trụ linh thiêng. Đối với người Việt Nam, chết không có nghĩa là hết, thể xác tuy chết nhưng linh hồn thì bất diệt.

Tục ta từ xưa tin rằng dương sao âm vậy. Người sống cần gì, sống làm sao thì người chết cũng như vậy và cũng có một cuốc “sống” ở cõi âm như ở trên dương thế. Nói cách khác, người chết cũng cần ăn uống, tiêu pha, có nhà như người sống. tin như vậy, việc cúng lễ là cần thiết và việc thờ phụng tổ tiên không thể không có. Cổ tục lại có tin rằng vong hồn những người đã khuất thường luôn ngự trên bàn thờ để có thể được gần con cháu hơn, theo dõi con cháu trong công việc hàng ngày và giúp đỡ con cháu trong những trường hợp cần thiết.


“Trích dẫn trong sách “101 câu hỏi về nghi lễ thờ cúng tổ tiên” do nhà xuất bản thời đại phát hành. Chủ bút – Đại Đức Thích Minh Nghiêm”


Kính chúc quý khách An Khang - Thịnh Vượng, mọi thông tin xin vui lòng liên hệ.

GỐM SỨ PHÙNG GIA - TINH HOA BÁT TRÀNG

Hotline: 094.333.8989

Website: gomsuphunggia.vn hoặc dothophunggia.vn

Email: gomsuphunggia@gmail.com


Miền bắc
1. Showroom Cầu Giấy - Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 1, CC Đông Đô, Phố Nghĩa Đô, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội Điện thoại: 024.6686.3336 Hotline: 094.333.8989 Giờ mở cửa: Từ 9:00 đến 19:00 hàng ngày

2. Showroom Thanh Xuân - Hà Nội
Địa chỉ: 77 Nguyễn Xiển - Phường Hạ Đình, Quận Thânh Xuân, TP Hà Nội Điện thoại: 090.483.9595 Giờ làm việc: Từ 9:00 đến 19:00 hàng ngày.
3. Trụ sở và kho Bát Tràng
Địa chỉ: Thôn 1, Làng cổ Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội Điện thoại: 024.6686.3336 Hotline: 094.333.8989 Giờ mở cửa: Từ 8:00 đến 17:00 hàng ngày