Cúng Rượu Có Thể Là Vô Lễ! - Đồ Thờ Phùng Gia - Tinh Hoa Bát Tràng

Cúng Rượu Có Thể Là Vỗ Lễ!

 

Theo tôi Tết này, hãy bỏ thói quen cúng rượu. Không nên đặt lên trên ban thờ tổ tiên những thứ nước được gọi là rượu mà hãy thay vào đó bằng những chén trà tao nhã, có như vậy mới giữ vẹn được ý nghĩa của tục thờ cúng.

 

Mâm cúng ngày tết và rượu là thứ không thể thiếu trên mâm cỗ của người Việt

 

Cũng như xôi, thịt, bánh trưng, rượu là thứ không thể thiếu trên mâm cỗ của người Việt những ngày Giáp Tết. Cúng rượu từ xa xưa vốn là tục lệ, là nét đẹp của bao đời nay.

Bởi nếu như bánh tét, bánh chưng có trong ngày Tết là sản phẩm tiêu biểu cho thành quả lao động của con người, như gạo nếp bao bọc đậu xanh và nhân thịt heo tiêu biểu cho những sản vật nuôi trồng của nhà nông, thì rượu cũng có ý nghĩa tương tự. Bởi rượu cũng là tinh chất được ủ lên men hay chưng cất từ những sản vật do con người tạo nên như gạo nếp, nho, dâu, khoai, bắp v.v… Chính vì thế, rượu được xem là món ngon, vật lạ, là một thực phẩm rất quý.

 

Nậm rượu men trắng xanh dùng để đựng rượu trong lúc thờ cúng

 

Người Việt Nam ta có truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, chính vì thế phong tục thờ cúng tổ tiên đã lưu truyền từ bao thế hệ. Bởi thế nhà ai cũng phải có ban thờ để thờ cúng tổ tiên, thần linh. Những ngày Tết cận kề, các gia đình đều tất bật dọn dẹp bày biện trên ban và dâng những sản vật, những món ngon vật lạ để một phần bày tỏ lòng thành kính, một phần thầm mong ước các bậc cha ông phù hộ độ trì cho con cháu một năm mới tốt lành. Chính vì thế trong mâm cơm cúng ngày Tết không thể thiếu vắng đi những chén rượu. Dân gian có câu “vô tửu bất thành lễ”, nghĩa là lễ cúng mà không có rượu thì như không có lễ. Tục cúng rượu cũng xuất phát từ quan niệm đó.

 

Đồ thờ men trắng, hoa tiết hoa văn mầu xanh vẫn được đa phần người dân yêu thích sử dụng

 

Vì là rượu lễ nên không phải bất cứ rượu gì cũng cúng được. Xưa kia cha ông ta chọn lựa rượu cúng rất kĩ càng. Rượu cúng phải là rượu trắng được lên men từ gạo nếp và chưng cất cao độ, có hương vị thơm nồng.

Còn giờ đây, mặc dù nét đẹp trong văn hóa truyền thống vẫn giữ nguyên. Phong tục thờ cúng tổ tiên vẫn được chúng ta bảo tồn và phát triển. Tuy nhiên, cuộc sống bận rộn đã khiến con người ngày càng đơn giản hóa các thủ tục cúng lễ. Thậm chí còn ở mức cẩu thả, làm cho có lệ. Trên ban thờ của người Việt giờ thì có đủ loại tạp nham, rượu Tây có, ta có, rượu thật có và rượu giả cũng có, chẳng theo một nguyên tắc, trật tự nào cả.

Mới đây một vụ ngộ độc rượu xảy ra ở Quảng Ninh đã khiến 4 người tử vong gióng lên một hồi chuông báo động về tình trạng rượu giả tràn lan. Lợi nhuận đã khiến những con người vô lương tâm kia bán rẻ tính mạng ngay chính đồng loại của mình không thương tiếc. Vậy mà chắc chắc trong chúng ta cũng hẳn có người vô tình mang thứ rượu giết người đó lên cúng tổ tiên.

 

Cúng rượu là phong tục truyền thống của người dân Việt Nam

 

Cúng như thế không những làm mất đi chữ “lễ” trong câu “vô tửu bất thành lễ” mà còn có thể là “vô lễ” vì dâng đồ rởm cho tiền nhân. Chẳng nói gì đâu xa lạ, tôi dám đảm bảo rằng trên ban thờ thần tài hay ban thờ tổ tiên nhà các bạn chắc chắn nhà nào cũng có vài ba chai rượu nhỏ được mua ở chợ. Đó không phải là rượu mà còn gọi là nước pha cồn . Chúng ta mua thứ rượu đó về cúng chẳng khác nào là hành động tiếp tay cho dân buôn rượu, cho những kẻ làm ăn bất chính. Chúng ta tự làm hại bản thân chúng ta. Và vô lễ với chính các bậc tiền nhân.

Do đó, theo tôi hãy thay tục cúng rượu bằng trà trong mâm cúng. Bởi trà là một loại phổ dụng, nhà nào cũng có sẵn, uống trà là một thú vui tao nhã, thể hiện nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Trà lại rất tốt cho sức khỏe, chúng ta không phải mệt đầu suy nghĩ xem là trà thật hay trà giả.

Uống trà còn thể hiện tâm hồn, tình cảm và nhân cách của con người Việt Nam chúng ta. Uống trà và thưởng thức trà đã trở thành một nghệ thuật, và còn là một nét vǎn hóa rất riêng, rất đẹp trong nền văn hóa Việt Nam.

Trà đã giữ vai trò giao lưu giữa các giai tầng trong xã hội, không phân biệt tôn giáo tín ngưỡng, đẳng cấp. Chén trà đã làm con người xích lại gần nhau. Ngoài ra con người cũng đã sử dụng trà như một phương tiện giao tiếp, người ta biếu xén, làm quà tặng, lễ lạt trong cầu phúc, chúc phúc, trong cưới xin, dạm hỏi… Trà cũng đóng vai trò kết thúc trong bữa ăn của mỗi người, mỗi gia đình.

 

Mâm cơm cúng ngày tết sử dụng trà thay vì cúng rượu

 

Chính vì thế, Tết năm nay, bạn hãy mạnh dạn thay đổi suy nghĩ, thói quen, đừng cúng rượu nữa mà hãy thay vào đó bằng những chén trà để giữ nguyên vẹn ý nghĩa của tục thờ cúng.


Kính chúc quý khách An Khang - Thịnh Vượng, mọi thông tin xin vui lòng liên hệ.

GỐM SỨ PHÙNG GIA - TINH HOA BÁT TRÀNG

Hotline: 094.333.8989

Website: gomsuphunggia.vn hoặc dothophunggia.vn

Email: gomsuphunggia@gmail.com


Miền bắc
1. Showroom Cầu Giấy - Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 1, CC Đông Đô, Phố Nghĩa Đô, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội Điện thoại: 024.6686.3336 Hotline: 094.333.8989 Giờ mở cửa: Từ 9:00 đến 19:00 hàng ngày

2. Showroom Thanh Xuân - Hà Nội
Địa chỉ: 77 Nguyễn Xiển - Phường Hạ Đình, Quận Thânh Xuân, TP Hà Nội Điện thoại: 090.483.9595 Giờ làm việc: Từ 9:00 đến 19:00 hàng ngày.
3. Trụ sở và kho Bát Tràng
Địa chỉ: Thôn 1, Làng cổ Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội Điện thoại: 024.6686.3336 Hotline: 094.333.8989 Giờ mở cửa: Từ 8:00 đến 17:00 hàng ngày