Tìm hiểu những ngôi chùa nổi tiếng đất Thăng Long Hà Nội (Phần 1)

Những ngôi chùa nổi tiếng đất Thăng Long Hà Nội (Phần 1)

 

1. Chùa Quán Sứ:

Chùa Quán Sứ nằm ở số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm. Trước đây, khu vực này thuộc thôn Yên Tập, huyện Thọ Xương, phủ Phụng Thiên. Chùa thờ Phật và thờ vị quốc sư triều Lý là Nguyễn Minh Không.

 

Chùa Quán Sứ nằm ở số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm.

 

Năm 1942, chùa được xây lại theo quy mô kiến trúc và trang trí nội thất như ngày nay. Chùa có quy mô kiến trúc lớn, tam quan kiểu 3 tầng mái, chính giữa là lầu chuông.

 

Cửa tam quan Chùa Quán Sứ nhìn từ bên trong

 

Qua tam quan đến một sân rộng lát gạch. Giữa sân xây tòa chính điện cao, hình vuông, có hành lang bao quanh. Hai bên và đằng sau là dãy nhà dùng làm thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng.

 

Chính điện bên trong chùa Quán Sứ

 

Năm 1943, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ đặt trụ sở tại chùa Quán Sứ, hiện nay là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

 

2. Chùa Láng (Chiêu Thiền Tự):

Chùa Láng được xây dựng từ thời vua Lý Thần Tông (1128-1138) để thờ Từ Đạo Hạnh là một nhà tu hành đắc đạo, nổi tiếng thời Lý. Chùa lập ngay trên nền nhà cũ của cha mẹ Từ Đạo Hạnh là Từ Vinh và Nguyễn Thị Loan, ở địa phận làng Yên Lãng, tức làng Láng vì thế gọi là chùa Láng.

 

Chùa Láng ở địa phận làng Yên Lãng, tức làng Láng vì thế gọi là chùa Láng.

 

Tục truyền khi nhà sư Từ Đạo Hạnh đã đắc đạo liền hóa kiếp ở chùa Sài Sơn (tức chùa Thầy), huyện Quốc Oai, đầu thai làm con trai Sùng Hiền hầu Dương Hoán, em ruột vua Lý Nhân Tông. Lý Nhân Tông không có con trai, lập con của Sùng Hiền hầu Dương Hoán làm thái tử. Về sau người con trai ấy làm vua tức là Lý Thần Tông.

 

Vì xung quanh chùa có nhiều cây cối nên từ xưa vẫn được coi là nơi đệ nhất tùng lâm của kinh đô Thăng Long.

 

Cũng vì sự tích ấy mà sau này chùa Láng cũng như chùa Thầy thờ Từ Đạo Hạnh đều có thờ Lý Thần Tông. Chùa Láng xây dựng trên một khu đất rộng, có nhiều cây cổ thụ, từ xưa vẫn được coi là nơi đệ nhất tùng lâm của kinh đô Thăng Long. Từ thời Lý đến nay, chùa đã được nhiều lần sửa chữa, nhưng vẫn giữ được vẻ cổ kính.

 

Chùa lập ngay trên nền nhà cũ của cha mẹ Từ Đạo Hạnh là Từ Vinh và Nguyễn Thị Loan

 

Trong chùa có nhiều đồ thờ cổ, có nhiều tượng phật, có tượng Lý Thần Tông và đặc biệt là tượng Từ Đạo Hạnh không tạc bằng gỗ đá, mà đan bằng mây và quét sơn bên ngoài. Trước đây, trong chùa còn giữ được một cuốn sách kinh bằng đồng khắc chữ, tương truyền là của vua Lý Nhân Tông dùng tụng niệm khi sinh thời.

 

3. Chùa Cầu Đông:

Chùa có tên là “Đông Hoa Môn Tự” bắc qua sông Tô ở phía Đông Hoàng thành Thăng Long xưa. Hiện nay chùa nằm tại số 38B phố Hàng Đường, phường Hàng Đào, trong khu vực phố cổ Hà Nội. Phố này dài 180m nhưng thuộc về đất đai của hai làng cổ. Đoạn trên là đất làng Vĩnh Thái, đoạn dưới là đất làng Đông Hoa Môn.

 

Chùa nằm tại số 38B phố Hàng Đường, phường Hàng Đào, trong khu vực phố cổ Hà Nội.

 

Chùa Cầu Đông được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ 17). Năm Vĩnh Tộ thứ 6 (1624), chùa được sửa chữa và mở rộng. Các năm 1639, 1711, 1816 chùa lại được trùng tu.

Chùa hiện giữ được kiểu dáng kiến trúc cổ. Tam quan xây lầu cao làm gác chuông. Chùa chính hình chữ đinh, các mảng chạm hổ phù, rồng vờn mây, hoa lá mang phong cách nghệ thuật điêu khắc thế kỷ 17.

 

Cách bài trí các khu thờ cúng bên trong chùa

 

Chùa có 60 pho tượng cổ, tiêu biểu nhất là các tượng Tuyết Sơn, Di Lạc và bộ Tam Thế là cổ vật rất quý. Chùa còn bốn tấm bia có các niên đại 1624, 1639, 1711, 1816. Bia 1624 có tên là Đông Môn tự ký (bài ký về chùa Đông Môn) do nhà sư Nguyễn Văn Hiệp dựng, kể lại việc chính ông mua thêm đất mở rộng khuôn viên và xây dựng mở mang chùa.

 

Toàn bộ các cột gỗ, hoành phi câu đối đều được trạm khảm cầu kỳ và sơn son thếp vàng

 

Ngoài ra, trong chùa còn cổ vật là quả chuông đồng đúc thời Tây Sơn năm 1800, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 8. Trên chuông có bài minh mở đầu bằng dòng chữ: “An Nam quốc, Phụng Thiên Phủ, Thọ Xương huyện, Đông Hoa Môn Nội Tự Thôn”, và cho biết: “Duy gọi chùa cổ, cầu đá ven sông, sông Tô bên trái, cửa Hoa bên phải”. Ghi chép này đúng với vị trí hiện nay của chùa. (Cửa Hoa tức cửa Đông Hoa ở khoảng ngã tư Hàng Vải, Bát Sứ). Trong chùa bên trái hậu cung có thờ hai pho tượng Trần Thủ Độ và bà vợ. Như vậy, nơi đây độc nhất ở Hà Nội có thờ vị khai quốc nhà Trần.

 

Là nơi độc nhất ở Hà Nội có thờ vị khai quốc nhà Trần – Trần Thủ Độ

 

Chùa Cầu Đông đã đi vào ca dao:

“Cầu Đông vang tiếng chuông chùa

Trăng soi giá nến, gió lùa khói hương

Mặt ngoài có phố Hàng Đường,…”

Năm 1989, chùa được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử văn hóa.


Kính chúc quý khách An Khang - Thịnh Vượng, mọi thông tin xin vui lòng liên hệ.

GỐM SỨ PHÙNG GIA - TINH HOA BÁT TRÀNG

Hotline: 094.333.8989

Website: gomsuphunggia.vn hoặc dothophunggia.vn

Email: gomsuphunggia@gmail.com


Miền bắc
1. Showroom Cầu Giấy - Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 1, CC Đông Đô, Phố Nghĩa Đô, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội Điện thoại: 024.6686.3336 Hotline: 094.333.8989 Giờ mở cửa: Từ 9:00 đến 19:00 hàng ngày

2. Showroom Thanh Xuân - Hà Nội
Địa chỉ: 77 Nguyễn Xiển - Phường Hạ Đình, Quận Thânh Xuân, TP Hà Nội Điện thoại: 090.483.9595 Giờ làm việc: Từ 9:00 đến 19:00 hàng ngày.
3. Trụ sở và kho Bát Tràng
Địa chỉ: Thôn 1, Làng cổ Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội Điện thoại: 024.6686.3336 Hotline: 094.333.8989 Giờ mở cửa: Từ 8:00 đến 17:00 hàng ngày